Menu
3 tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần 14 đến 27. Đây có thể coi là thời gian người mẹ cảm thấy thoải mái nhất do đã đi qua những tháng đầu ốm nghén, cơ thể cũng đã quen dần với sự có mặt của thai nhi và mẹ cũng chưa cảm thấy quá nặng nề với chiếc bụng bầu. Tuy nhiên, bên trong cơ thể mẹ, bé đang có những bước phát triển rất ngoạn mục và đây có thể được coi là giai đoạn bé hoàn thiện nhanh nhất.
Có rất nhiều điều thú vị về sự phát triển của thai nhi trong quý 2 thai kỳ mà không phải mẹ bầu nào cũng biết, hãy cùng khám phá nhé!
Ốm nghén giảm
Thời gian mang thai 3 tháng đầu cơ thể mẹ khá mệt mỏi do ốm nghén nhưng bước sang thời gian mang thai tháng thứ 4 , tình trạng ốm nghén của mẹ sẽ giảm dần đi hoặc mất hẳn.
Giai đoạn này mẹ sẽ bắt đầu trải qua các triệu chứng khó chịu khác ở vùng bụng như đau bụng, đây là kết quả của việc tử cung của mẹ đang lớn dần và làm căng các dây chằng xung quanh.
dau-hieu-thuong-gap-3-thang-giua-thai-ky1
Dấu hiệu của sự sống
3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi phát triển thầm lặng bên trong cơ thể mẹ. Bác sĩ đã có thể nhận biết được nhịp tim bé và tuần tuổi thứ 12 của thai nhi, nhưng lúc này mẹ sẽ cảm nhận được những dấu hiệu lý tính cho thấy bé yêu đang lớn lên từng ngày.
– Mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được bé yêu đang chuyển động bên trong mình và khoảng giữa tuần 16 đến tuần 20, gọi là thai máy
– Vào cuối giai đoạn thai nhi 3 tháng giữa kỳ mẹ có thể cảm thấy được có những tiếng "lụp bụp" lặp đi lặp lại trong bụng mình – đó là tiếng nấc cụt của bé.
Cảm thấy khó thở
Đây là điều hoàn toàn bình thường trong giai đoạn này vì khi tử cung nở lớn, nó bắt đầu chèn lên phổi, khiến cho không khí lưu chuyển bên trong phổi khó khăn hơn chút ít. Lúc này mẹ nên cố gắng hít thở sâu, và mẹ nếu thấy khó thở nghiêm trọng thì hãy đến gặp ngay bác sĩ.
dau-hieu-thuong-gap-3-thang-giua-thai-ky2
Ngoại hình thay đổi
Điều dễ nhận thấy nhất trong thời gian này là cơ thể mẹ đã có sự thay đổi rõ rệt, vòng eo phình ra và hông lớn hơn, mẹ cũng đã bắt đầu thay những bộ quần áo khác để thoải máu hơn cho bụng bầu đang lớn của mình.
Vào tuần thai thứ 27 mẹ có thể tăng lên từ 8 đến 11 kg nhưng bé yêu trong bụng chỉ nặng khoảng 1kg. Một điều mẹ có thể thấy đó là lúc này hiện tượng rạn da thai kỳ.
Cảm xúc thay đổi
Không giống như 3 tháng đầu mang thai, tâm trạng mẹ thường lo lắng và dễ bị trầm cảm, ở 3 tháng giữa thai kỳ mẹ có sự thay đổi về ngoại hình nên có thể mẹ sẽ lo lắng về ảnh hưởng của thời kỳ mang thai này lên vóc dáng của mẹ về sau. Khi mang thai tâm trạng của mẹ sẽ có ảnh hưởng không tốt đến bé bất kể là khoảng thời gian nào của thai kỳ vì vậy mẹ hãy gạt bỏ những lo lắng ấy đi, thả lỏng tâm hồn mìn,được làm mẹ là một niềm hạnh phúc.
Tăng ham muốn tình dục
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, cơ thể mẹ sản xuất ra nhiều estrogen. Trong một ngày, tử cung của mẹ mang thai sản sinh ra một lượng nội tiết tố tính dục nữ bằng với lượng sản sinh trong 3 năm của một phụ nữ không mang thai. Trong tháng thứ 4 hoặc thứ 5 mẹ có thể đột ngột thấy ham muốn tình dục hơn.
dau-hieu-thuong-gap-3-thang-giua-thai-ky3
Lời khuyên dành cho mẹ:
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày
Vận động thể chất:
Tập bài tập đáy chậu kegel: sẽ giúp mẹ sinh dễ hơn trong quá trình rặn đẻ khi lâm bồn.
Hoặc tập yoga thai kỳ: là chương trình Yoga được thiết kế dành riêng cho mẹ.
Đi bộ: giúp máu huyết lưu thông tốt hơn và đem lại sinh khí cho mẹ, ngoài ra khi sinh mẹ sẽ dễ sinh hơn, mẹ có thể đi bộ quanh khu phố, trong công viên…
Lưu ý khi mẹ tập thể dục:
Tránh nâng vật nặng, hoặc bất kỳ bài tập nào đòi hỏi thở mạnh vì nó có thể làm tăng huyết áp lên mức nguy hiểm.
Không tập các bài tập đòi hỏi nằm ngửa vì tư thế này có thể gây chèn ép tĩnh mạch chủ, là mạch máu chính cung cấp máu cho em bé.
Ăn lót dạ khoảng 1h trước khi bắt đầu bài tập, trong suốt buổi tập nên uống nước ít một, việc giữ nước trong khi đang mang thai là hết sức quan trọng.
Tránh hoặc hết sức cẩn trọng với các bài tập đòi hỏi giữ thăng bằng cơ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét