Trên chuyến xe từ Đà Lạt về TP Hồ Chí Minh, chúng tôi trò chuyện với anh Trường - một tài xế nhiều kinh nghiệm của hãng xe Phương Trang. Lúc này, trời đã bắt đầu về chiều, càng muộn đường càng nhập nhoạng tối. Thấy tôi căng mắt nhìn sâu về phía trước, nhấp nhổm thỉnh thoảng lại nhắc "có người qua đường kìa", anh Trường cười: "Cậu yên tâm, tôi đã lái đường đèo cả chục năm nay, phải là người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thì công ty mới xếp cho chạy những tuyến này".
- /
Theo anh Trường, đi đường đèo trước hết phải chỉnh ghế ngồi cao hơn một chút để dễ quan sát, thắt dây an toàn khi đi đường có nhiều cua để đỡ bị lắc. Khi xe đi vào khúc cua phải giảm tốc độ, chân rà thắng để sẵn sàng phanh khi gặp xe ngược chiều. Đường có nhiều cua thì buộc tài xế phải rất tập trung.
Riêng lái xe khách, có một điều không phải tài xế nào cũng làm được đó là làm sao để qua nhiều khúc cua mà xe không bị lắc nhiều, hành khách không bị say xe, mệt mỏi. Điều này đòi hòi tài xế phải có kinh nghiệm cắt cua. Đi đường đèo qua nhiều cua mà không biết cắt cua thì không những xe bị lắc mà còn có thể bị trượt xuống rãnh thoát nước, nhất là cua trái, anh Trường bật mí.
Cách cắt cua tốt nhất là mở rộng vòng cua nhưng cũng phải đi đúng phần đường.
Cách cắt cua tốt nhất là mở rộng vòng cua nhưng cũng phải đi đúng phần đường. Khi quan sát thấy không có xe ngược chiều thì cắt cua, chiếm đường bên kia một chút thì sẽ dễ đi hơn, xe cũng đỡ lắc. Đi đường đèo thì xuống nguy hiểm hơn, tốt nhất là đi số 2 để giữ được tốc độ an toàn.
Thấy phía trước bắt đầu mờ mịt, tôi hỏi: Khúc đèo Bảo Lộc thường mờ sương, lái xe thì phải làm sao hả anh? Anh Trường cười: Lái xe không có kỹ năng dễ dính tai nạn lắm. Mùa này, khoảng 20h tối là sương đã dày đặc, có những lúc tầm nhìn bị giới hạn chỉ còn khoảng 5m. Có trường hợp xe phía trước đang bị sự cố, phụ xe chỉ bẻ vài nhánh cây chắn ở phía sau nhưng phải tới gần mới thấy, những lúc như thế nếu chạy nhanh thì đâm vào xe trước như chơi.
Kinh nghiệm của mình là khi đổ đèo phải chạy chậm, chiếu đèn gần, sau đó cứ bám vào vạch phân làn ở giữa tim đường để đi. Anh Trường cho biết, không nên bám vào vách núi bởi như vậy sẽ bị che khuất tầm nhìn, đặc biệt là có thể lao xuống rãnh thoát nước đọc hai bên đường như chơi. Tốt nhất là không nên vượt xe đằng trước khi tầm nhìn bị hạn chế. Muốn vượt thì phải qua những đoạn đường rộng, có thể quan sát được phía trước, khi thấy không có chướng ngại vật thì mới được vượt lên.
Theo Phan Tư (giaothongvantai.com.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét