"Bà hỏa" có thể hỏi thăm chiếc xe của bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần có tình huống đối phó trong trường hợp xấu nhất.
Hôm nay (06/1), Thông tư 57/2015/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện Phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chính thức có hiệu lực.
Đại diện Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, Bộ Công an đã đưa ra những lời khuyên để tài xế xử lý tình huống khi xe bị cháy.
Theo đó, khi gặp sự cố cháy ôtô, người lái xe cần bình tĩnh, dừng xe ở lề đường, tránh xa nơi đông người, nơi có nhiều chất dễ cháy. Đồng thời thông báo cho mọi người trên xe thoát khỏi xe theo các cửa ra vị trí an toàn, nếu cửa xe đã bị kẹt thì sử dụng các dụng cụ, phương tiện phá dỡ được trang bị hoặc dùng vật cứng để phá cửa xe.
Tùy thuộc vào tình huống cháy cụ thể mà sử dụng những giải pháp thích hợp để chữa cháy, theo quy trình: Tắt khóa điện; hô hoán để mọi người đến trợ giúp chữa cháy, gọi Cảnh sát PCCC và CNCH (điện thoại 114).
Nếu bình nhiên liệu bị thủng, bị rò rỉ, có thể tìm cách bít lại, sau đó sử dụng các bình chữa cháy, cát, chăn chiên, bao tải, vải nhúng nước để dập lửa.
Nếu phát hiện khói, lửa trong nắp ca pô cần tắt ngay khóa điện để ngừng việc bơm xăng cho động cơ.
Trong trường hợp đã phát hiện có ngọn lửa, phải chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy trước khi thận trọng mở nắp ca pô để xử lý.
Nếu thấy cháy ở các chỗ khác trong xe cần phải sử dụng các phương tiện chữa cháy sẵn có để dập lửa.
Trường hợp xét thấy không có khả năng dập tắt đám cháy thì nên tránh xa để phòng nổ bình xăng gây tai nạn.
- Xe cháy, phòng thế nào?
- Xác định 3 nhóm nguyên nhân gây cháy xe
Anh Đức (TTTĐ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét