Menu

Duy trì mức dung dịch nước làm mát và thay chúng khi cần thiết là vấn đề sống còn đối với động cơ xe.

>> 3 lí do khiến động cơ xe sớm lên "bàn mổ"

>> 6 bí quyết đơn giản giữ xe "khỏe" đón hè

>> Cẩn thận châm nhầm dầu trên xe ôtô

Vai trò của nước làm mát động cơ

Trong quá trình làm việc của động cơ, khi nhiên liệu cháy trong xilanh động cơ có một lượng nhiệt lớn tỏa ra, một phần chuyển thành công, một phần còn lại tỏa ra ngoài không khí, hoặc các chi tiết tiếp xúc với khí cháy tiếp nhận (xilanh, piston, nắp máy,….). Ngoài ra, nhiệt lượng còn sinh ra do ma sát giữa các bề mặt làm việc của các chi tiết trong động cơ.

Làm mát không đủ dẫn đến các chi tiết trong động cơ sẽ nóng lên quá nhiệt độ cho phép

Do vậy, nếu không làm mát hay làm mát không đủ sức thì các chi tiết sẽ nóng lên quá nhiệt độ cho phép gây ra nhiều tác hại như: ứng suất nhiệt lớn, sức bền giảm dẫn đến làm hỏng các chi tiết, tăng tổn thất ma sát vì nhiệt độ lớn làm mất tác dung bôi trơn của dầu nhờn. Ở nhiệt độ (200-3000C) dầu nhớt sẽ bi bốc cháy, nhóm piston có thể bị bó kẹt trong xilanh vì giản nở, dễ gây cháy kích nổ ở động cơ xăng.

Nước làm mát đóng vai trò là cầu nối trung chuyển nhiệt lượng từ thân động cơ ra két làm mát. Chất lượng nước làm mát sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống làm mát.

Khi nào cần thay nước làm mát

Việc kiểm tra mực nước làm mát phải thực hiện thường xuyên, đảm bảo mực nước làm mát trong bình nước phụ luôn nằm ở giữa vị trí "Full" và "Low" khi động cơ đang nguội. Nếu mực nước làm mát thấp hơn mức "Low" trong bình nước phụ thì phải mở nắp bình nước phụ và nắp két nước để châm nước thêm nếu cần thiết.

Nên thay nước làm mát động cơ sau 40.000 km

Theo nhà sản xuất Dexcool, tuổi thọ của nước làm mát phụ thuộc vào khí hậu, điều kiện lái xe. Nếu để quá lâu, chúng có thể bị phân hủy và gây ra tắc nghẽn trong động cơ.

Để tránh vấn đề này ta nên thay dung dịch làm mát thường xuyên hơn khuyến cáo là sau 160.000 km đầu tiên. Những lần sau đó nên thay nước làm mát động cơ sau 40.000 km. Nước làm mát phải được thay theo một lịch trình bình thường để tránh làm thay đổi thành phần hóa học trong dung dịch và tạo nên axit.

Chọn nước làm mát

Có rất nhiều loại nước làm mát động cơ, từ thế hệ cũ có màu xanh lá cây cho đến thế hệ mới là màu xanh lam trên các xe Mercedes và BMW. Tất cả nước làm mát đều giúp bảo vệ động cơ không được nóng quá giới hạn cho phép, chống ăn mòn bên trong động cơ.

Sự khác biệt chủ yếu giữa nước làm mát có màu xanh lá cây với các loại nước làm mát mới hơn chính là thành phần hóa học tạo nên chúng.

Chọn dung dịch làm mát đúng tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng

Dung dịch làm mát màu đỏ, xanh lam và vàng có vẻ thân thiện với môi trường nên được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Dung dịch làm mát thường có tính độc cao nên phải để xa người và động vật.

Không nên trộn các dung dịch làm mát lại với nhau, nên châm thêm dung dịch làm mát cùng màu với dung dịch mà động cơ bạn đang sử dụng trong những lần bão dưỡng.

Dung dịch làm mát nên được hòa trộn với tỉ lệ là 60% dung dịch làm mát với 40% dung dịch nước. Không được dùng nước lã để thay thế nước làm mát động cơ.

Lưu ý khi thay nước làm mát

- Tìm vị trí bình nước làm mát động cơ và tháo nắp đậy bình.

Xác định đúng vị trí bình nước làm mát động cơ

- Thêm hỗn hợp 50/50 giữa dung dịch làm mát động cơ và nước cất vào bình dung dịch nước làm mát. Châm cho tới khi mức nước đạt mức tiêu chuẩn (không nên châm trực tiếp vào két nước làm mát động cơ). Nước sạch có thể được dùng trong trường hợp khẩn cấp nhưng sau đó cần được thay thế ngay khi có thể bằng hỗn hợp dung dịch nói trên.

- Sau khi đổ thêm dung dịch nước làm mát, kiểm tra mức dung dịch vài lần, bạn có thể phải châm thêm vì mực dung dịch có thể thay đổi. Cứ làm như vậy cho tới khi mức dung dịch ổn định hẳn.

- Chỉ sử dụng loại dung dịch nước làm mát theo chỉ dẫn. Không nên sử dụng thêm các phụ gia làm mát vì chúng có thể là nguyên nhân gây hư hại mà bạn sẽ không được hưởng chính sách bảo hành của nhà sản xuất.

Không được mở nắp két nước làm mát khi động cơ đang nóng vì có thể gây tai nạn nghiêm trọng

 Thế Đạt (TTTĐ)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét